Làm việc nhóm – nỗi lo của du học sinh
Không biết làm gì
Cứ đến giờ hoạt động nhóm cả lớp túm tụm chia ra các nhóm để làm bài tập, còn những du học sinh mới sang thì lại cảm thấy bị cô lập. Dù bạn có giỏi ngoại ngữ thế nào thì khi mới sang bạn cũng không thể nào bắt kịp với các bạn khác ngay được. Ngoại ngữ giỏi đã khó còn ngoại ngữ không giỏi bạn sẽ chỉ có thể ngồi nhìn từ đầu đến cuối, hoặc thỉnh thoảng mới có thể “thọt” được vài câu, vài ý.
Có thể mọi người cho rằng đây là vấn đề nhỏ, không đáng để ý khi bạn là người mới, nhưng bạn đã nhầm rồi đấy. Khi bạn không thể cùng đóng góp ý kiến với các bạn vì nhiều lý do nên các bạn dễ bị một vài sinh viên bản xứ “nhòm ngó”, thậm chí là họ xì xào rồi chỉ trỏ. Dám chắc lúc đó bạn rất hổ thẹn vì kết quả thì cả nhóm hưởng chung, mà chỉ có họ hoạt động nên điều đó cũng dễ gặp.
Nhưng vì những lần như thế khiến nhiều du học sinh rơi vào trạng thái tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, nghiêm trọng hơn là họ đánh mất sự tự tin để học tập và giao tiếp cho những giờ làm việc nhóm tiếp theo.
Những bài tập mà mình thấy choáng
Cách đây mấy ngày, chúng tôi có môn Văn học. Mặc dù tác phẩm có được giới thiệu rồi nhưng đây là lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm này việc ghi chép và hiểu được những gì cô đọc đã là khó khăn rồi huống gì là đi phân tích một đoạn văn mà sinh viên bản địa đã từng được học ở phổ thông. Cũng có thể giáo viên sẽ châm chước cho bạn một hai lần nhưng tình trạng này sẽ không thể kéo dài hơn.
Không trả lời được câu hỏi của giáo viên
Do tính nghiên cứu tự học ở nước ngoài rất cao nên giáo viên thường sẽ hỏi sinh viên: “Tại sao lại làm như vậy?” hay “Bổ sung thêm ý kiến gì không”… sau khi bạn học nhóm xong. Do không tham gia bàn luận cùng sinh viên “chủ nhà” nên đôi lúc cô giáo sẽ gọi lên trả lời. Tất nhiên du học sinh Việt không nằm ngoài danh sách. Có nhiều sinh viên Việt “tim bay ra ngoài lồng ngực” vì ngạc nhiên, lúc đó chỉ biết đứng im, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì không hiểu, không làm cùng thì không thể trả lời được.