TIN TỨC

ANH QUỐC ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP MỚI ĐỂ THẮT CHẶT NHẬP CƯ

Số liệu mới cho thấy, số lượng dân di cư thuần sang Anh đạt 318.000 vào năm cáo- tổng số cao nhất trong một thập kỷ. Văn phòng thống kê quốc gia nước Anh cho biết, số lượng người di cư tăng 109.000 người so với năm 2013. Nguồn di cư tăng cả từ trong EU và ngoài EU.

Đảng bảo thủ dựa vào số liệu này để lên kế hoạch mới để ngăn chặn người lao động bất hợp phát cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động rửa tiền của tội phạm nhằm nỗ lực giảm số lượng dân di cư.

Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu, dân di cư đã quá dễ ràng để khai thác lỗ hổng trong nước.

Tại thời điểm này, các doanh nghiệm có thể bị phạt tới 20,000 bảng nếu sử dụng lao động bất hợp pháp.

Phản ứng về xuất nhập cảnh
Từ các số liệu đo lường sự chênh lệch giữa lượng người chuyển tới nước Anh trong khoảng một năm trở lên và rời khỏi nước Anh trong khoảng một năm trở lên, cho thấy:
- 641,000 người di chuyển tới Anh trong thời gian qua, với 323,000 người di chuyển theo các cách khác.
- 284,000 người di cư để làm việc, tăng 70,000 người.
- Số lượng người Romia và Bungari chuyển tới nước Anh tăng gấp đôi, lên tới 46,000 người trong năm 2014
- Nhân công từ ngoài khối EU từ tháng 1 tới tháng 3/2015 là 283,000 người, cao hơn năm trước.

Đảng bảo thủ cam kết trước cuộc bầu cử năm 2010 rằng sẽ giảm lượng người nhập cư ít hơn 100,000 người, nhưng họ đã thừa nhận mục tiêu của họ đã thất bại. Đây là không phải là tin tức tốt cho David Cameron.

Bộ trưởng bộ nội vụ Theresa May phát biểu: "Chúng tôi muốn cắt giảm số lượng người không có quyền được ở đây." Bà còn cho biết cuộc cải cách sẽ không nhất thiết phải đầu tư nhiều hơn cho cảnh sát hay lực lượng biên giới mà sẽ làm cho hệ thống hoạt động tốt hơn.

Ông Cameron nói chính phủ đang quết tâm "kiểm soát và làm giảm" nhập cư, loại trừ tội phạm lao động bất hợp pháp phải song hành cùng các biện pháp khác, như nâng cao kỹ năng của người lao động Anh.

Cảnh sát sẽ được trao quyền tăng cường dưới sự đề nghị của chính phủ. Chính phủ Anh nói rằng việc tước bỏ tiền lương của người di cư bất hợp pháp sẽ làm họ khó khăn hơn trong việc trốn lại Anh.

Một tội danh hình sự mới về việc bất hợp pháp sẽ được áp dụng. Hiện tại, những người di cư còn hạn visa nhưng làm việc bất hợp pháp sẽ bị truy tố và chịu trách nhiệm, nếu bị kết tội, họ sẽ phải chịu án tù 6 tháng và một khoản tiền phạt. Nhưng những người di cư bất hợp pháp thì không phải chịu các biện pháp trừng phạt tương tự, và cảnh sát không có quyền tịch thu tài sản trong mọi trường hợp.

Nếu luật mới được áp dụng, những người di cư bất hợp pháp sẽ bị truy tố hình sự, sau ra toàn (có quyền thuê luật sư), nếu người nhập cư trái phép có bằng chứng vi phạm, họ sẽ bị kết tội. Sau khi lãnh mức án tù, sẽ bị trục xuất về nước và hầu như không có cơ hội trở lại UK. Còn đối với du học sinh, với luật hiện hành, khi làm việc trái phép mà bị bắt, vẫn có quyền giữ lại bẳng điểm, nhưng với luật mới, sau khi bị truy tố hình sự, mọi bằng cấp của bạn tại nước Anh sẽ bị tước hết.

Giảm sự hấp dẫn
Ông Cameron nói rằng: "Nước Anh sẽ biến thành nơi không mấy hấp dẫn để làm việc bất hợp pháp", đây là một phần quan trọng của chính sách nhập cư. Ông cho rằng, quá dễ dàng để lao động bất hợp pháp hay sử dụng lao động bất hợp pháp ở dây, vì vậy chính phủ sẽ biến việc làm bất hợp pháp thành một hành vi phạm tội hình sự theo đúng nghĩa của nó.

Tiền lương được trả cho người di cư bất hợp pháp sẽ bị tịch thu như tiền của tội phạm và các doanh nghiệp sẽ được cho biết khi nào thị thực lao động của họ hết hạn. Vì vậy, nếu công ty nào tham gia vào làm việc bất hợp pháp hay sử dụng nguồn lao động này có nghĩa là đang vi phạm pháp luật.

Tuy nghiên theo luật sư của Saira Grant đã đặt câu hỏi các biện pháp mới được thực thi thế nào. Bởi những người làm việc bất hợp pháp nhận lương bằng tiền mặt, liệu nó sẽ được truy thu? Những người đáng thương này sử dụng đồng tiền ít ỏi để hỗ trợ gia đình.

Bà cho rằng việc mở rộng nguyên tắc "trục xuất trước, kháng cáo sau" để khiến mọi trường hợp không thể xin tị nạn, được áp dụng trong dự luật nhập cư mới sẽ "cực kỳ bất lợi cho tiếp cận công lý".

(Nguồn: BaoDuHoc)