Lệ phí Visa càng lúc càng cao
Tăng mạnh lệ phí đối với một số visa nộp đơn bên ngoài nước Úc
Những loại visa bị ảnh hưởng nặng nề nhất là loại Visa đoàn tụ vợ chồng, đoàn tụ thân nhân, bão lãnh con cái, cha mẹ.
Ví dụ hiện tại đơn xin visa vợ chồng nộp tại Việt Nam là 4.630$ còn đơn xin visa này nếu nộp tại Australia thì lệ phí lên đến 6865$. Tuy nhiên kể từ ngày 1/7/2015 lệ phí của các loại visa này sẽ tăng mạnh. Những đơn xin visa hôn thê, vợ chồng, bạn tình nộp tại Việt Nam sẽ tăng thêm 2000 đô so với lệ phí hiện tại.
Lệ phí của những visa đoàn tụ cha mẹ không đóng tiền sẽ tăng lên đến $3870.00, visa đoàn tụ thân nhân già yếu và phụ thuộc cũng có lệ phí nộp đơn là $3870.00. Visa thân nhân còn lại cuối cùng cũng có lệ phí là $3870.00, tức là đa số sẽ tăng thêm 10% so với mức lệ phí hiện tại.
Tuy nhiên hiện tại bộ di trú Australia chưa có ý định là sẽ loại bỏ một số visa thuộc diện đoàn tụ gia đình như Visa bảo lãnh người chăm sóc, visa đoàn tụ cha mẹ diện không đóng tiền…Vì thế hiện tại số lượng người nộp đơn xin bão lãnh thân nhân chăm sóc người bệnh vẫn còn rất cao. Số lượng đơn xin visa bảo lãnh cha mẹ và bảo lãnh thân nhân cuối cùng cũng rất là cao.
Lệ phí dành cho visa doanh nhân đến Úc đầu tư (visa 188) tăng thêm 50% và làm cho lệ phí visa này từ ngày 1/7/2015 lên đến $7010. Tất cả các loại visa khác hầu như đều tăng thêm ít nhất là 5%, ví dụ các visa cho Úc kiều hồi hương lệ phí $360, visa lao động và du lịch lệ phí $440, các visa 401, 402, 403, 420 đều có lệ phí lên đến $380.
Những visa dành cho đối tượng di dân có tay nghề chuyên môn có lệ phí visa tăng nhẹ hơn các visa đoàn tụ gia đình. Điều này phản ảnh sự quan tâm của chính phủ liên bang dành ưu tiên cho những người di dân có chuyên môn hơn là các visa đoàn tụ gia đình.
Tuy nhiên những người đến Úc theo diện visa vừa làm vừa đi du lịch sẽ phải đóng thuế cao hơn kể từ ngày 1/7/2015. Hiện nay tại Australia những người có thu nhập ngang mức 20,000 đô la mỗi năm sẽ không phải đóng thuế gì cả. Có nghĩa là công dân hay thường trú nhân của Úc có thu nhập trên 20 ngàn trở lên mới phải bị đóng thuế. Tuy nhiên việc này không áp dụng cho những người nước ngoài đến làm việc tại Úc. Do đó từ 1/7/2015 những người đến Úc làm việc theo visa này phải đóng thêm ít nhất $3,800 tiền thuế mỗi năm.
Do đó nếu quý vị đồng hương muốn tránh phải đóng lệ phí cao hơn sau ngày 1/7/2015 nên tìm cách nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30/06/2015.
Câu hỏi của cháu Thành Nguyễn, Brisbane: Cháu có nghe nói đòi hỏi về tiếng Anh đã thay đổi đối với các loại visa cho sinh viên tốt nghiệp xin ở lại làm việc tại Úc. Xin chú cho cháu biết cụ thể điều này như thế nào ạ?
Trả lời: Cháu Thành Nguyễn mến, kể từ ngày 18/04/2015 đòi hỏi về trình độ tiếng Anh cho những loại visa theo diện sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Australia như các loại visas 476, 485 đã thay đổi.
Kể từ ngày 18/4 những sinh viên tốt nghiệp nộp đơn xin các loại visa nói trên chỉ cần trình giấy chứng nhận của một trong các loại chứng chỉ tiếng Anh như sau: IELTS, OET, TOEFL iBT, Pearson Test of English Academic. Đối với chứng chỉ IELTS, điểm tổng quát phải ít nhất là 6 và không có môn nào dưới 5 trong phần nghe, nói, đọc và viết. Với chứng chỉ OET thì ít nhất phải là B trong cả bốn phần nghe, nói, đọc, viết. Với chứng chỉ TOEFL iBT thì điểm tổng quát ít nhất phải là 64, trong đó môn nghe không được dưới 4, môn đọc cũng không được dưới 4, môn viết ít nhất phải là 14 và nói cũng ít nhất là 14. Với chứng chỉ Pearson thì điểm tổng quát ít nhất phải là 50 và không có môn nào dưới 36 điểm. Với chứng chỉ CAE thì ít nhất phải 169 điể và k hông có môn nào dưới 154 điểm.
Những sinh viên có thể hội đủ tiêu chuẩn tiếng Anh nếu có passport của Anh, Mỹ, Canada, New Zealand và Ireland.
Câu hỏi của chị M., Sydney: Tôi sang Úc theo diện du lịch và đã ở lậu tại Úc gần 10 năm. Nay mẹ tôi đau nặng tại Việt Nam và tôi muốn về thăm mẹ tôi, xin luật sư cho biết tôi phải làm gì,vì tôi sợ bị bắt giam trong trại tù.
Trả lời: Nếu chị muốn rời khỏi nước Úc mà không bị ai làm khó dễ, chị nên liên lạc với cơ quan CSRS càng sớm càng tốt. Đây là một cơ quan cung cấp dịch vụ tư vấn cho n hững người nước ngoài ở quá hạn visa và tìm cách giải quyết tình trạng bất hợp pháp của mình.
Khi tiếp xúc với cơ quan này, chị sẽ được nhân viên hướng dẫn để xin một visa tạm. Visa tạm này sẽ cho phép chị ở hợp pháp tại Australia trong vòng tối đa 28 ngày để chị thu xếp mua vé máy bay rời khỏi nước Úc. Khi chị có visa này không có ai sẽ làm khó khăn gì khi chị ra phi trường để đáp máy bay về Việt Nam.
Xin chị lưu ý rằng nếu chị để cảnh sát hay nhân viên di trú phát hiện chị trong tình trạng sống hợp pháp thì việc chị bị giam giữ vào trong các trại di trú là chuyện đương nhiên. Cho nên chị nên đến gặp cơ quan CSRS này sớm càng tốt. Số điện thoại liên lạc của họ là 1300 853 773 và yêu cầu một thông dịch viên tiếng Việt.
Thỏa thuận mới giữa Australia và Việt Nam về visa vừa làm vừa du lịch
Trong ngày 18/3/2015 bộ di trú Australia và phía Việt Nam đã có một ghi nhớ chính thức về việc cấp visa vừa làm vừa du lịch ( visa 462) cho những thanh niên của hai quốc gia.
Theo thỏa thuận này thì sẽ có khoảng 200 thanh niên từ Việt Nam và 200 thanh niên Australia sẽ được cấp visa để đến vừa làm việc vừa đi du lịch tại hai quốc gia nói trên như một hình thức trao đổi văn hóa.
Nhưng đây không phải là một loại visa dài hạn và hiện chưa có thông báo chính thức khi nào thì hồ sơ nộp xin loại visa này mới được bắt đầu. Văn phòng sẽ tiếp tục theo dõi và kịp thời thông báo cho quý vị đồng hương về loại visa này.
Trong thời gian hiện nay phía Australia và Việt Nam đang giải quyết nốt những vấn đề về hành chánh và pháp lý để visa này sớm được cấp cho người xin.
Vấn đề xin con nuôi tại Việt Nam
Hiện tại chính phủ Úc đang nghiên cứu và có thể có những thông báo mới nhất cho phép người thường trú hay có quốc tịch Úc có thể xin và bảo lãnh con nuôi từ Việt Nam.
Từ trước đến nay việc bão lãnh con nuôi từ Việt Nam rất phức tạp vì chính phủ liên bang và các tiểu bang không có các chương trình hướng dẫn và giúp đỡ về pháp lý cho những người Úc muốn xin và bảo lãnh con nuôi từ Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ theo dõi vấn đề này và kịp thời thông báo cho quý vị đồng hương.
(Nguồn: AloUc)